Chiến Lược Định Vị Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Và Thực Hiện Chi Tiết
Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều muốn khẳng định vị trí cũng như sức ảnh hưởng lên thị trường. Để làm được điều đó, việc có dùng chiến lược định vị để tạo ấn tượng và khẳng định vị trí trong lòng khách hàng là điều không thể thiếu. Vậy định vị thương hiệu là như thế nào và cách xây dựng ra sao?
Mục Lục Nội Dung
Chiến lược định vị là gì?
Chiến lược định vị hay định vị thương hiệu, chiến lược thương hiệu (Brand Positioning) là quá trình xác định vị trí của thương hiệu ở trong tâm trí khách hàng. Mục tiêu của định vị là tạo ra sự ấn tượng trong tâm trí khách hàng, thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng sẽ khác biệt so với phần còn lại của thị trường.
Xem thêm
- Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường – Vai Trò Và Các Bước Thực Hiện

Thực tế, định vị thương hiệu luôn xảy ra dù doanh nghiệp có chủ động xây dựng vị trí của mình hay không. Nếu một người lãnh đạo chủ động điều khiển với các tiếp cận thông minh, tầm nhìn xa thì sẽ tác động tích cực đến vị trí thương hiệu trong mắt khách hàng.
Vì sao cần xây dựng chiến lược định vị thương hiệu?
Thống kê cho thấy có đến 89% nhà quản trị thương hiệu quan tâm đến việc xây dựng định vị thương hiệu dựa trên trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, có đến 77% nhà lãnh đạo doanh nghiệp B2B thừa nhận thương hiệu là thứ quan trọng để phát triển. Vậy nên có thể khẳng định chiến lược định vị thương hiệu sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
Dưới đây là 4 lý do khẳng định sự không thể tách rời giữa định vị thương hiệu và sự sống còn của doanh nghiệp.
- Sự phân hóa thị trường
Ngay nay, sự khác biệt của thương hiệu sẽ quyết định sự sống còn của nó trên thị trường. Các doanh nghiệp cần khôn ngoan tách mình ra khỏi những sản phẩm na ná, giống nhau. Thay vào đó, cần định hướng một đối tượng khách hàng ngách, phát triển thương hiệu theo đúng hướng đó.
- Nhận biết hành vi mua hàng
Thông qua việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp sẽ thấu hiểu hơn, nắm rõ hơn quyết định mua hàng. Bằng việc đưa ra câu trả lời đúng đắn, doanh nghiệp sẽ tự xây dựng được mối liên kết lòng tin, sự trung thành với khách hàng của mình.
- Giữ vững giá trị thương hiệu
Thay vì đi vào cuộc chiến về giá không có hồi kết, doanh nghiệp có thể thiết lập mức giá hợp lý, giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu để khiến khách hàng mua hàng không điều kiện.
- Truyền đạt thông điệp
Một chiến lược định vị thương hiệu tốt giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp đúng đối tượng, đúng người. Điều này sẽ mang đến hiệu quả cao trong bán hàng (cao hơn nhiều so với marketing không định vị).
Thông tin liên quan
- Chiến Lược Marketing Mix – Giải Pháp Tiếp Thị Hàng Đầu Hiện Nay

9 chiến lược định vị thương hiệu nổi bật nhất hiện nay
Thị trường đang ngày một phát triển đa dạng hơn, khách hàng cũng vì thế mà khó tính gấp nhiều lần. Định vị thương hiệu là con đường dài lâu và doanh nghiệp nào cũng cần thiết lập cho mình. Dưới đây là 9 phương pháp định vị giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, xây dựng niềm tin.
Định vị theo chất lượng
Một sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt hay xấu không bao giờ đạt đến mức 100% bởi cảm nhận khách hàng là khác nhau. Bởi mỗi người một ý nên câu chuyện chất lượng sẽ mang tính tương đối là chủ yếu. Có khách hàng cho rằng các xe của Honda rất tốt nhưng người khác lại thích Yamaha hơn. Đó là điều rất bình thường.
Nếu doanh nghiệp của bạn có thể lấy lòng được đa số khách hàng về chất lượng, dịch vụ thì bạn đã đạt được thành công khi định vị thương hiệu. Thương hiệu mạnh đến đâu cũng cần có giá trị thật bên trong, có nghĩa là sở hữu sản phẩm tốt. Sản phẩm không tốt, giá trị ảo thì dù chiến lược marketing mạnh cỡ nào cũng chỉ gây ra phản ứng ngược, không thể bền vững.
Chiến lược định vị theo tính năng
Dựa vào tính năng sản phẩm để truyền tải thông điệp giúp khách hàng ghi nhớ, nhận thức, cảm nhận ngay từ lần đầu trải nghiệm đầu tiên. Đây chính là phương pháp định vị được dùng phổ biến, tận dụng được triệt để những ưu thế của sản phẩm làm điểm chạm định vị. Những thông số này rất thực tế nên chiến lược định vị càng dễ dàng chiếm được niềm tin, cảm tình từ khách hàng.

Tuy nhiên phương pháp này có một điểm trừ đó là khó tạo ra được sự khác biệt mãi mãi. Nó sẽ mất tác dụng ngay khi đối thủ cạnh tranh xuất hiện với những tính năng tương tự. Vì vậy, định vị thương hiệu theo tính năng chỉ áp dụng được với một số sản phẩm, dịch vụ đặc biệt, khó bắt chước.
Định vị theo mong muốn
Ai trong cuộc sống cũng có ước mơ, khát vọng, vậy nên việc khơi gợi lên được mong ước của khách hàng sẽ tạo ra động lực, điều kỳ diệu lớn, tạo dấu ấn trong tâm trí họ. Chiến lược định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin, cảm giác họ trở thành người họ muốn, đến nơi họ thích nhận được niềm vui, hứng khởi trong cuộc sống.
Định vị trên cảm xúc khách hàng đã mang đến hàng loạt thành công cho những thương hiệu như Disney hay Tiger Beer,…
Định vị thương hiệu dựa theo đối thủ cạnh tranh
Một số chiến lược định vị so sánh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu của mình và được nhiều thương hiệu áp dụng. Điển hình nhất chính là cuộc chiến giữa Samsung & Apple, Coca Cola & Pepsi,….
Doanh nghiệp sẽ lấy đối thủ cạnh tranh ra so sánh với thương hiệu của mình và đưa ra chiến lược phù hợp. Từ đây bạn có thể áp dụng chiến lược trên để định vị vị trí cao hơn hoặc thấp hơn đối thủ.
Đừng bỏ lỡ
- Quy Trình Bán Hàng 8+2 Cực Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Định vị theo công dụng
Có khá nhiều thương hiệu đi theo cách định vị thương hiệu dựa trên lợi ích mang đến cho khách hàng, hay chính là dựa trên công dụng. Đây là một chiến lược định vị an toàn, chiếm được nhiều lòng tin, ưu ái của khách hàng. Bởi vậy đã có rất nhiều nhãn hàng thành công với chiến lược này, chiếm được sự tin tưởng từ nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào giá trị
Giá trị là thứ mà khách hàng nào cũng tìm kiếm khi lựa chọn một thương hiệu để mua hàng. Ở đây, định vị dựa vào giá trị chính là đem lại nhiều lợi ích hơn so với số tiền khách hàng bỏ ra mua sản phẩm. Trước đây mọi người thường đánh đồng những thương hiệu hoạt động theo cơ chế này là thương hiệu giá rẻ. Thường giá trẻ sẽ đi kèm một hình ảnh về định vị thương hiệu yếu.
Tuy nhiên ngày nay định vị dựa theo giá trị được phát huy sức mạnh. Thương hiệu có sức mạnh bền vững trong lòng khách hàng vì khách hàng đã bị thuyết phục hoàn toàn về giá cả, chất lượng. Điển hình nhất có thể thấy Vietjet Air là thương hiệu hàng không giá rẻ nhưng vẫn duy trì được vị thế và trở thành thương hiệu quốc dân.
Định vị theo mối quan hệ
Việc tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định vị thương hiệu, sản phẩm. Một thương hiệu mạnh, tương tác tốt với khách hàng sẽ sở hữu định vị tốt, chạm tới được trái tim khách hàng.
Thông điệp định vị khi nhận được tương tác của khách hàng cũng có sức ảnh hưởng rất mạnh. Chiến lược này không chỉ đi từ sản phẩm, dịch vụ và còn định vị dựa theo khách hàng của thương hiệu.
Định vị dựa vào vấn đề
Một chiến lược định vị hiệu quả, gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng chính là định vị dựa trên vấn đề hoặc các giải pháp. Cụ thể hơn, đây là chiến lược định vị với mục tiêu là để khách hàng biết được: Thương hiệu sẽ giúp khách hàng giải quyết ngay lập tức vấn đề họ đang gặp phải. Chiến lược này đặc biệt thích hợp với ngành tiêu dùng nhanh, sản phẩm, dịch vụ khách hàng nhìn được ngay lợi ích khi dùng,….
Tìm hiểu ngay
- 12 Tuyệt Chiêu Marketing Nha Khoa Hữu Ích Bạn Nên Áp Dụng

Trong số rất nhiều thương hiệu trên thị trường, Unilever đã làm rất tốt chiến lược này với hàng loạt nhãn hiệu như Omo, Clear, Sunlight,….
Định vị dựa vào cảm xúc
Định vị dựa trên cảm xúc chính là chiến lược hiệu quả và dễ mang đến thành công nhất. Lý do là vì cảm xúc đến từ trái tim và từ từ xâm chiếm toàn bộ tâm trí. cảm xúc xuất phát từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm và nó đánh trúng sở thích, mối quan tâm, sự thân thuộc của khách hàng.
Rất nhiều thực tế đã chứng minh chiến lược này mang đến hiệu quả cao. Điển hình nhất là Biti’s với “Nâng niu bàn chân Việt” hay Coca Cola với “Deliver happiness”.
Hướng dẫn 5 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
Để giúp bạn đọc hình dung dễ dàng hơn về các chiến lược và xây dựng được cho doanh nghiệp một định vị tốt nhất. Dưới đây sẽ là 5 bước bạn có thể tham khảo và thực hiện.
Xác định được vị trí, chỗ đứng thương hiệu hiện tại
Đây là bước bạn cần định vị chi tiết các nhóm đối tượng mục tiêu muốn hướng đến, các nhóm này chính là khách hàng trong tương lai. Hãy áp dụng công thức 5W để phân tích các nhóm đối tượng mục tiêu.
- Who: Ai sẽ là người mua hàng, ai quyết định mua hàng, ai có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
- What: Khách hàng đang mong muốn gì ở sản phẩm của bạn, lợi ích sản phẩm mang đến là gì.
- Why: Tại sao khách hàng lại chọn sản phẩm của bạn mà không phải của thương hiệu khác.
- When: Khi nào khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm.
- Where: Nhóm khách hàng mua sản phẩm của bạn ở đâu nhiều nhất, mua online hay offline,…
Xác định đối thủ cạnh tranh
Để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường không chỉ cứ chú trọng đầu tư, định vị thương hiệu, sản phẩm tốt là thành công. Lúc này bạn cần xác định đối thủ cạnh tranh trên thị trường, liệt kê tất cả và tiến hành nghiên cứu chi tiết.
Bài đọc thêm
- Chia Sẻ Bí Quyết Quản Lý Kho Dược Hiệu Quả Nhất Cho Nhân Viên

Hãy phân tích xem người tiêu dùng nghĩ gì về sản phẩm, mẫu mã của đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì. Khi xác định rõ được bạn sẽ tìm kiếm, rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và có chiến lược sản phẩm phù hợp nhất.
Nghiên cứu thương hiệu của bạn
Sau khi đã nghiên cứu đối thủ, bạn cần quay lại nghiên cứu về thương hiệu của mình. Bạn nên nhớ ở bước nghiên cứu này, nếu càng thực hiện tốt thì càng có được vị trí trên thị trường.
Hãy đem tất cả thuộc tính bên trong: Chất lượng, mức độ hấp dẫn, tính năng,… cùng đặc điểm bên ngoài: Màu sắc, kích cỡ, bộ nhận diện thương hiệu,… để nghiên cứu và xem có cần cải thiện điều gì không.
Tạo sơ đồ định vị thương hiệu
Sơ đồ là trục tọa độ thể hiện thuộc tính khác nhau của sản phẩm đối thủ trên thị trường. Người làm marketing cần vẽ biểu đồ ra 2 trục X và Y, trục X là chất lượng, Y là giá cả. Từ sơ đồ này bạn sẽ so sánh được giá cả, chất lượng, độ tin cậy và tính năng,
Một số chiến lược định vị sản phẩm, thương hiệu thường dùng gồm:
- Chiến lược more and more: Doanh nghiệp chọn chiến lược định giá cao hơn đối thủ, nhắm đến nhóm khách hàng cao cấp.
- Chiến lược more the same: Chiến lược này lý sử dụng mức giá ngang với đối thủ nhưng chất lượng lại cao hơn.
- Chiến lược more for less: Chiến lược này hạ giá thấp hơn đối thủ nhưng chất lượng phải ngang hoặc cao hơn họ. Nó mang đến ít lợi nhuận và khó kéo dài, thích hợp với doanh nghiệp start up.
- Chiến lược less for much less: Đưa ra giá thấp hơn đối thủ, chất lượng cũng thấp hơn và không quan trọng mẫu mã, chủ yếu tập trung đến những khách hàng là sinh viên, công nhân,… nhóm khách hàng tiềm năng có thu nhập thấp.
Lập kế hoạch chi tiết định vị thương hiệu
Sau khi nghiên cứu đối thủ, thương hiệu, hiểu được thị trường, bạn cần biết điểm mạnh, điểm yếu thương hiệu là gì và tạo ra chiến lược phù hợp để phát triển. Các kênh truyền thông phổ biến hiện nay như Facebook, Google,… là cách nhanh nhất để lan tỏa thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng.

Tái định vị thương hiệu
Bên cạnh những thông tin trên về chiến lược định vị thì tái định vị cũng là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Tái định vị thương hiệu hay là đổi tên thương hiệu được hiểu là một phần trong chiến lược định vị. Nó bao gồm những thay đổi về nhận dạng trực quan, tên công ty, sản phẩm, tuyên bố thông điệp chính, giá trị thương hiệu,… của một doanh nghiệp, một công ty đã có tên tuổi.
Mục đích của tái định vị thương hiệu được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên theo thông thường, nó được dùng để làm mới giao diện, điều chỉnh hình ảnh hiện có hay làm mới toàn bộ thương hiệu. Nếu bạn tái định vị thương hiệu theo thị trường mong muốn và mọi người tin tưởng, bạn sẽ dễ dàng giới thiệu về diện mạo, phong cách hay sản phẩm mới của công ty.
Có 3 cách tái định vị thương hiệu nổi bật và khá phổ biến hiện nay gồm:
- Chiến lược định vị thương hiệu để làm mới và cập nhật thông điệp sau khi tái định hướng kinh doanh, hoặc làm cho thương hiệu phù hợp hơn với thị trường mới, khách hàng mới.
- Chiến lược sáp nhập thương hiệu để hợp các công ty dưới một công ty mẹ .
- Chiến lược tái định vị nhằm tái tạo thương hiệu sau một cuộc khủng hoảng gây tổn hại hoặc để khắc phục danh tiếng kinh doanh tiêu cực.
Có thể nói, chiến lược tái định vị thương hiệu giúp bạn triển khai một thương hiệu mới và đảm bảo đáp ứng những mục tiêu của bạn. Dù nó dùng để tái tạo một thương hiệu mới hay khắc phục khủng hoảng thì cũng rất cần thiết và là điều cần thiết.
Xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu chưa bao giờ là dễ dàng và nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ càng cả đối thủ, khách hàng cũng như công ty. Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và xây dựng được thương hiệu riêng cho doanh nghiệp của mình.
Tìm hiểu chi tiết
- Gợi Ý 14 Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Trong Thời Đại Số
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!