Chứng Nhận ISO 27001 Quốc Tế Và Những Thông Tin Cần Biết

Trước sự phát triển như vũ bão của thông tin hiện nay, mọi doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của an ninh mạng. Từ đó, khái niệm chứng nhận ISO 27001 ra đời như một sự cam kết về tính bảo mật giữa đơn vị với các đối tác khách hàng. Vậy chứng nhận này là gì và làm thế nào để doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn ISO 27001? 

Khái quát về chứng nhận ISO 27001

ISO 27001 là một tiêu chuẩn quốc tế (Information Security Management System) về lĩnh vực hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS). Không chỉ đơn thuần là chứng nhận, ISO 27001 sẽ đưa ra các đặc điểm tiêu chuẩn về cả kỹ thuật và hình thức để đánh giá một hệ thống đảm bảo an toàn.

Chứng nhận iso 27001 là một chứng chỉ thuộc tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin
Chứng nhận iso 27001 là một chứng chỉ thuộc tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin

Chứng nhận ISO 27001 là chứng chỉ được tổ chức ISOCERT cấp cho các đơn vị khi có hệ thống quản lý thông tin đạt tiêu chuẩn ISO 27001. Hiểu đơn giản, việc có được chứng chỉ này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn đảm bảo tính an toàn, bảo mật về thông tin.

Chứng chỉ ISO 27001 là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới. Bởi vậy, việc doanh nghiệp sở hữu chứng nhận này có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình hoạt động và phát triển, tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng và đối tác.

Có thể bạn quan tâm: Review 10+ Phần Mềm Quản Lý Văn Bản, Tài Liệu Tốt Nhất

Vì sao doanh nghiệp cần có chứng nhận ISO 27001?

ISO 27001 không chỉ mang đến cho doanh nghiệp sự an toàn trong việc bảo mật thông tin mà việc có được chứng nhận này còn nhiều ý nghĩa vô cùng to lớn. Những lợi ích khi doanh nghiệp của bạn đạt được chứng chỉ ISO 27001 đó là:

Có được chứng nhận ISMS mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Có được chứng nhận ISMS mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
  • Tạo dựng danh tiếng và vị thế: Triển khai bảo mật thông tin và đạt chứng nhận ISO 27001 là một cách để bảo vệ doanh nghiệp và khách hàng của bạn trước các mối đe dọa. Nhờ đó, vị thế và tên tuổi của doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. 
  • Tránh những tổn thất tài chính: Mất dữ liệu do lỗ hổng bảo mật sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước nhiều rủi ro về tài chính hoặc phạt hợp đồng từ phía khách hàng. Chứng chỉ ISO 27001 sẽ giúp bạn ngăn chặn vấn đề này một cách hiệu quả.
  • Đảm bảo pháp lý và tính minh bạch: Những doanh nghiệp lớn với mong muốn hội nhập quốc tế cần đặc biệt chú ý về chứng nhận này. Nó giúp bạn bảo vệ thông tin đầy đủ theo yêu cầu khắt khe từ phía thị trường toàn cầu. 
  • Gia tăng cơ hội kinh doanh: ISO 27001 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Do đó doanh nghiệp sở hữu được chứng chỉ này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và hợp tác.
  • Vận hành hiệu quả: Với tiêu chuẩn này, doanh nghiệp có thể đặt ra các trách nhiệm của mỗi thành viên trong quá trình làm việc. Nhờ đó, mỗi khi thất thoát về tài sản thông tin doanh nghiệp dễ dàng biết được ai chịu trách nhiệm công việc này. 

Với những ưu điểm trên, ISO 27001 nên được ứng dụng rộng rãi với mọi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chứng nhận này đặc biệt phù hợp với các lĩnh vực cần bảo mật thông tin cao như: Y tế, trung tâm dữ liệu, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, công nghệ thông tin,…

Tham khảo: Khám Phá OCR Là Gì? Cách Hoạt Động Và Tính Năng Nổi Bật Nhất

Cách đạt được chứng nhận hệ thống bảo mật thông tin

Đạt được chứng nhận ISO 27001 là một vinh dự và mong muốn mà rất nhiều doanh nghiệp hướng đến. Để có được điều này cần sự tham gia của rất nhiều cơ quan liên quan. Trước khi tiến hành đăng ký xin cấp chứng nhận, doanh nghiệp cần đảm bảo đơn vị của mình đã triển khai đầy đủ các hoạt động của hệ thống bảo mật thông tin. Bao gồm:

  • Xác định phạm vi, ngân sách, kế hoạch và cam kết khi triển khai dự án.
  • Chuẩn hóa các giấy tờ pháp lý, quy định, hợp đồng với các bên liên quan.
  • Đánh giá tính khả thi và thách thức cần phải đối mặt.
  • Xây dựng đội nhóm, nâng cao năng lực thông qua tài liệu, đào tạo.
  • Báo cáo, đo lường và đánh giá việc bảo mật thông tin qua từng thời kỳ.
  • Rút kinh nghiệm và đưa ra các phương án vá lỗ hổng bảo mật nếu có.
Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp cần hoàn thiện rất nhiều tiêu chí
Để đạt được chứng nhận này, doanh nghiệp cần hoàn thiện rất nhiều tiêu chí

Sau khi đã đảm bảo những yếu tố này, doanh nghiệp chính thức làm đề xuất xin cấp chứng nhận ISO 27001 cho đơn vị. Quy trình đăng ký ISO 27001 này sẽ diễn ra theo các bước:

  • Bước 1: Truy cập vào nền tảng số của tổ chức ISOCERT để đăng ký chứng nhận. 
  • Bước 2: Xem xét hợp đồng để chuẩn bị các giai đoạn đánh giá.
  • Bước 3: Tổ chức tiến hành đánh giá 2 giai đoạn.
  • Bước 4: Bổ sung và củng cố phục vụ cho việc thẩm định và xét hồ sơ. Công đoạn này thường mất từ 30 đến 45 ngày. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi tùy theo mức độ phức tạp về thông tin của từng doanh nghiệp. 
  • Bước 5: Khi hồ sơ thông qua, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO 27001. 

Khi đã có được chứng nhận này, không phải doanh nghiệp của bạn đã sở hữu ISO 27001 mãi mãi. Hàng năm, tổ chức ISOCERT sẽ đánh giá và giám sát định kỳ để đảm bảo đơn vị vẫn duy trì bảo mật thông tin đầy đủ. Sau khoảng thời gian 3 năm quy định khi giấy này bị hết hiệu lực, công ty sẽ được đánh giá chứng nhận lại.

Tìm hiểu thêm: 6+ Cách Khôi Phục File Đã Xóa Nhanh Chóng, Dễ Dàng Nhất

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chứng nhận ISO 27001 dành cho bạn đọc. Nếu tổ chức của bạn mong muốn sở hữu một chứng nhận để tạo dựng danh tiếng và sự an tâm, tin tưởng từ phía khách hàng, hãy bắt tay hoàn thiện ngay ngày hôm nay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chiến Lược Sản Phẩm Là Gì? 5 Phương Pháp Phổ Biến Hiện Nay

Chiến Lược Sản Phẩm Là Gì? 5 Phương Pháp Phổ Biến Hiện Nay

Chiến lược sản phẩm là gì - đây là một trong 4 yếu tố quan trọng của marketing mix và đóng vai trò thiết yếu…
Chi Phí Mở Nhà Thuốc Là Bao Nhiêu Tiền? [Cập Nhật Mới Nhất]

Chi Phí Mở Nhà Thuốc Là Bao Nhiêu Tiền? [Cập Nhật Mới Nhất]

Khi mở nhà thuốc, chi phí là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu không có đủ tài chính, việc kinh doanh có thể…
quy trình bán thuốc theo đơn

Quy Trình Bán Thuốc Theo Đơn – Kiến Thức Dược Sĩ Nên Biết

Với mỗi dược sĩ, việc nắm được chắc chắn quy trình bán thuốc theo đơn là điều vô cùng cần thiết. Kiến thức này không…
Bí Quyết Xây Dựng Quy Trình Bán Hàng Online Hiệu Quả, Thành Công

Bí Quyết Xây Dựng Quy Trình Bán Hàng Online Hiệu Quả, Thành Công

Kinh doanh trực tuyến hiện nay đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn và có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên hoạt…

WeUp ERP For Healthcare: Phần mềm quản trị chuyên biệt đầu tiên trong lĩnh vực Y tế – Sức khỏe

WeUp ERP For Healthcare là sản phẩm công nghệ tiên phong trong việc giải quyết bài toán quản trị cho các doanh nghiệp Y tế…
Phần mềm WeUp ERP For Healthcare

WeUp ERP For Healthcare: Lời giải cho bài toán số hóa phòng khám của Đỗ Minh Đường

“Nâng cao hiệu quả quản lý, chuẩn hóa quy trình làm việc, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng, phần mềm WeUp ERP For…