6 Công Việc Quản Lý Spa Không Đơn Giản Như Bạn Nghĩ [Xem Ngay]

Quản lý spa là công việc mà nhiều kỹ thuật viên muốn hướng tới khi làm trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp. Bên cạnh việc có được một mức lương cao thì quản lý spa cũng đòi hỏi bạn phải làm khá nhiều công việc, nhiều kỹ năng. Vậy công việc quản lý spa là gì, có khó không, cần lưu ý những gì? Hãy cùng Weuphealth tìm hiểu ngay.

6 công việc quản lý spa bạn cần biết

Người quản lý spa sẽ quản trị nhân viên, hoạt động kinh doanh tại một cơ sở spa. Không chỉ là cầu nối giữa spa và khách hàng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng, nhà quản lý cũng có nhiệm vụ phát triển, mở rộng quy mô, thương hiệu của cơ sở đó. Vậy nên người quản lý spa phải luôn học hỏi, tìm tòi, phát triển bản thân để tìm kiếm nhiều khách hàng và đảm bảo spa luôn phát triển.

Công việc quản lý spa là điều mà nhiều kỹ thuật viên spa muốn hướng đến
Công việc quản lý spa là điều mà nhiều kỹ thuật viên spa muốn hướng đến

Dưới đây là những công việc quản lý spa bạn cần biết nếu đang nỗ lực cho vị trí này.

Thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người

Là một quản lý spa, bạn chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Đó là mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên trong spa và mối quan hệ giữa spa và khách hàng.

Đối với khách hàng, quản lý spa cần duy trì mối quan hệ, giữ liên lạc với họ, hỏi thăm, lắng nghe ý kiến của họ sau mỗi lần sử dụng dịch vụ. Người quản lý cũng cần giải đáp những thắc mắc, đưa ra tư vấn hiệu quả cho khách hàng. Với những khách hàng vip, quản lý chính là người trực tiếp chăm sóc, đón tiếp, đáp ứng mọi yêu cầu dịch vụ từ khách hàng để họ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Đối với nhân viên, công việc quản lý spa là giải đáp những khó khăn, thắc mắc  của họ. Bên cạnh đó, quản lý cũng trực tiếp training, đào tạo cho những nhân viên mới. Những vấn đề liên quan đến lương thưởng, nghỉ phép, những khó khăn trong công việc,… nhân viên cũng có thể tìm đến quản lý spa để được hướng dẫn.

Spa có thể hoạt động tốt hay không, nhân viên có thực sự gắn bó với công việc hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ trong spa. Vậy nên bạn hãy cố gắng, tránh để mọi người trong cùng một tổ chức có thái độ thù ghét hoặc có sự chống đối khi làm việc.

Xây dựng kế hoạch marketing, bán hàng cho spa

Công việc quản lý spa không thể không nhắc đến việc xây dựng chiến lược marketing, thu hút khách hàng cho spa. Nhà quản lý cần lên chiến lược quảng bá các dịch vụ của spa sao cho nó có thể thu hút nhiều khách hàng, xây dựng được thương hiệu và được nhiều người tin tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên kế hoạch triển khai những hoạt động kinh doanh spa để nhanh chóng tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận.

Công việc quản lý spa là xây dựng, thực hiện marketing, bán hàng sao cho hiệu quả
Công việc quản lý spa là xây dựng, thực hiện marketing, bán hàng sao cho hiệu quả

Bạn phải có tầm nhìn để nắm bắt được tình hình thực tế của spa và đưa ra chiến lược kinh doanh mang tính cạnh tranh lành mạnh như: Triển khai ngày vàng, giờ vàng áp dụng mã giảm giá, khuyến mại với sản phẩm, dịch vụ mới, khuyến mại ngày lễ, chính sách ưu đãi cho khách hàng vip,…

Xây dựng quy trình làm việc – Công việc quản lý spa không thể thiếu

Công việc quản lý spa là nghiên cứu, đề xuất những chính sách dành cho nhân viên và đưa ra quy trình làm việc chuẩn cho nhân viên. Quản lý phải đảm bảo spa hoạt động bài bản, nhân viên tuân thủ theo đúng quy định của spa.

Những chính sách và quy trình làm việc tại spa mà nhà quản lý cần lập ra để phổ biến đến nhân viên gồm:

  • Chính sách về nhân sự: Quy định về tiền lương, chế độ đãi ngộ, làm thêm giờ hay các vấn đề về nghỉ phép, đi muộn về sớm,…
  • Quy trình vận hành spa: Những vấn đề liên quan đến việc tiếp đón, tư vấn cho khách hàng, việc thanh toán và xử lý những vấn đề phát sinh.
  • Quy chuẩn về an toàn sức khỏe cho khách hàng: Làm đẹp là cần thiết nhưng nó cần đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro không đáng có nên công việc quản lý spa là phải đưa ra tiêu chuẩn về vấn đề này.

Là một người quản lsy spa, bạn cần giám sát tất cả những hoạt động diễn ra, đảm bảo và duy trì chương trình đào tạo cho nhân viên mới và nâng cao kỹ năng cho những nhân viên có năng lực. Không những vậy, người quản lý cũng cần truyền lửa đến toàn nhân viên trong spa, giúp họ có tinh thần, có ý thức, trách nhiệm với công việc mình được ra và tạo ra môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó.

Công việc quản lý spa sẽ là giám sát những vấn đề mà spa đã quy định như: Quy định về giờ làm việc, theo dõi những ai không tuân thủ quy định, xử phạt những ai vi phạm nội quy,… Nhà quản lý cũng có thể phối hợp cùng phòng nhân sự để tiến hành tuyển dụng một vị trí nào đó tùy theo chiến lược phát triển của spa.

Một quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn
Một quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn

Đào tạo nhân sự

Bạn sẽ là người tiến hành đào tạo nhân viên mới, giúp họ nâng cao kỹ năng, hòa đồng cùng mọi người trong spa. Bên cạnh đó, những nhân viên cũ cũng được đào tạo thêm để nâng cao kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của công việc, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ spa tốt nhất.

Xem thêm

Bạn cũng nên thường xuyên tổ chức những buổi sát hạch trình độ, kỹ năng, kiến thức của nhân viên tại spa. Qua đó, đánh giá được nhân viên theo các yếu tố như: Kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, tay nghề, thái độ trong công việc,….

Làm báo cáo với cấp trên

Người quản lý spa cần tiến hành giám sát những sản phẩm, dụng cụ đang có trong spa và thực hiện báo cáo về doanh thu, ngân sách, tình trạng sử dụng nguyên vật liệu của spa với cấp trên để họ nắm bắt được tình hình.

Cùng với đó, là một quản lý, bạn cần giám sát, đảm bảo cung cấp đủ số lượng thiết bị cần thiết đến các cơ sở spa, đảm bảo khách hàng được sử dụng những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất. Trong quá trình làm việc, quản lý sẽ hiểu rõ nhất những vấn đề của spa và tham mưu cho lãnh đạo để có hướng giải quyết phù hợp.

Cuối tuần, cuối tháng và cuối mỗi quý, mỗi năm, bạn sẽ tổng hợp, báo cáo tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí của spa với Ban Giám đốc. Từ đó, đưa ra được kế hoạch, chiến lược kinh doanh spa trong giai đoạn tiếp theo, bảo đảm spa luôn phát triển bền vững.

Quản lý cần báo cáo công việc với cấp trên
Quản lý cần báo cáo công việc với cấp trên

Trách nhiệm hành chính

Công việc quản lý spa còn liên quan đến một số vấn đề hành chính. Bạn cần báo cáo, tổng hợp những vấn đề phát sinh trong ngày, trong tuần. Bên cạnh đó, bạn cũng phải chịu trách nghiệm kiểm kê, báo cáo tình trạng dùng mỹ phẩm hoặc dùng nguyên liệu trong spa. Người làm quản lý cũng cần xử lý những mâu thuẫn giữa nhân viên với nhân viên và nhân viên với khách hàng, đảm bảo mọi người đều hài lòng.

Những yêu cầu để trở thành một quản lý spa giỏi

Công việc quản lý spa có rất nhiều và đòi hỏi bạn cần có nhiều kiến thức, kỹ năng để vận hành spa một cách tốt nhất. Những yêu cầu cần có nếu bạn muốn thành quản lý spa là:

  • Trước tiên bạn cần là một kỹ thuật viên spa giỏi, bạn hiểu được công việc hàng ngày của một nhân viên spa. Từ đó bạn sẽ hiểu được tâm tư, tình cảm của họ cũng như có được nền tảng kiến thức tốt để đưa ra kế hoạch phát triển nhân viên, phát triển spa.
  • Hãy là người biết cách kiềm chế cảm xúc khi xử lý những vấn đề trong công việc, tránh nóng tính, tránh để tình cảm cá nhân lấn át lý trí.
  • Là một người có mắt nhìn người để đảm bảo quy trình tuyển dụng, tuyển chọn nhân viên spa diễn ra suôn sẻ, tìm được nhiều người tài để spa ngày một phát triển hơn.
  • Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhân viên, hỗ trợ họ trong mọi khó khăn và tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, tích cực, gắn kết.
  • Luôn luôn có tinh thần cầu tiến, không ngại học hỏi và trau dồi kiến thức, chủ động rèn luyện kỹ năng chuyên môn thông qua những buổi hội thảo, sự kiện trong ngành.
  • Người quản lý spa cũng cần có tinh thần thép, chịu được áp lực cao trong công việc. Bởi ở vị trí càng cao thì bạn sẽ có nhiều vấn đề phải đương đầu, áp lực, thử thách cũng tăng lên.
  • Cuối cùng, người quản lý phải có bản lĩnh, khéo léo để giải quyết công việc suôn sẻ, được nhân viên tin yêu, tôn trọng và nể phục.
Có nhiều yêu cầu để trở thành quản lý spa giỏi
Có nhiều yêu cầu để trở thành quản lý spa giỏi

Trên đây là những công việc quản lý spa tại Việt Nam bạn có thể tham khảo. Tùy vào mỗi spa mà công việc có thay đổi ít hoặc nhiều nhưng nhìn chung đây là những công việc chính. Có thể nói quản lý spa là một công việc không hề dễ dàng, vậy nên bạn hãy trau dồi kiến thức ngay từ bây giờ, luôn luôn học hỏi và nâng cao trình độ. Có như vậy, bạn sẽ trở thành một quản lý giỏi, được nhiều người yêu quý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám Phá 5 Mô Hình Kinh Doanh Spa Giúp Bạn Thành Công

Khám Phá 5 Mô Hình Kinh Doanh Spa Giúp Bạn Thành Công

Kinh doanh spa hiện đang là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người. Các mô hình kinh doanh dịch vụ…
Hướng Dẫn Bán Thuốc Online Tăng Doanh Thu Sau 1 Tháng

Hướng Dẫn Bán Thuốc Online Tăng Doanh Thu Sau 1 Tháng

Sự bùng nổ của internet đã khiến thói quen mua hàng của mọi người thay đổi. Bên cạnh việc mua thuốc thuốc tại cửa hàng…
Cách Tra Cứu Giá Thuốc, Trang Thiết Bị Chính Xác Nhất

Cách Tra Cứu Giá Thuốc, Trang Thiết Bị Chính Xác Nhất

Việc công khai, minh bạch giá các sản phẩm về dược, trang biết bị y tế là rất quan trọng để người dân, doanh nghiệp…
Chi Tiết Quy Trình Quản Lý Văn Bản Đi Đến Bằng Excel Đừng Bỏ Qua

Chi Tiết Quy Trình Quản Lý Văn Bản Đi Đến Bằng Excel Đừng Bỏ Qua

Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động luôn phải quản lý các loại văn bản, hồ sơ quan trọng. Việc ứng dụng các phần…
TOP 9+ App Lên Kế Hoạch Công Việc Được Ưa Chuộng Nhất

TOP 9+ App Lên Kế Hoạch Công Việc Được Ưa Chuộng Nhất 

Hiện nay, việc sử dụng các app lên kế hoạch giúp rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc và…
Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Giúp Tăng Doanh Số Chỉ Sau 1 Tháng

Quy Trình Bán Hàng 7 Bước Giúp Tăng Doanh Số Chỉ Sau 1 Tháng

Hiện nay, thị trường đang cạnh tranh ngày một khốc liệt và nếu doanh nghiệp không có kế hoạch, quy trình bán hàng khoa học…