Kỹ Năng Xử Lý Từ Chối Ai Cũng Cần Biết Để Bán Được Hàng

Khách hàng từ chối mua hàng là điều bình thường trong bán hàng và hầu như ai cũng từng gặp phải. Việc trang bị những kiến thức, kỹ năng xử lý từ chối là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể bạn được nhiều sản phẩm hơn. Dưới đây là 5 bước xử lý từ chối bạn có thể tham khảo.

Bước 1 – Lắng nghe khách hàng

Kỹ năng xử lý từ chối đầu tiên mà bạn cần có chính là biết lắng nghe. Đây là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Lúc này, bạn không chỉ lắng nghe những điều khách hàng nói bình thường mà phải nghe cả những lời từ chối.

Lúc này, bạn cần bình tĩnh, vượt qua được rào cản tâm lý cá nhân, chiến thắng “cái tôi” trong bản thân mình. Hãy tập trung vào câu chuyện của khách hàng, lắng nghe chân thành, không ngắt lời, để khách hàng trải lòng tất cả.

Xem thêm

Kỹ năng xử lý từ chối đầu tiên mà bạn cần có chính là biết lắng nghe
Kỹ năng xử lý từ chối đầu tiên mà bạn cần có chính là biết lắng nghe

Bước 2 – Đồng cảm

Ngay sau khi khách hàng đã nói xong câu chuyện của họ thì việc bạn phải làm là đồng cảm với khách hàng. Đồng cảm ở đây chính là đứng về phía khách hàng, đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ về lo lắng của họ. Đừng vội vàng phản bác lại khách hàng dù họ là người sai đi chăng nữa.

Trước hết, bạn hãy “xuôi” theo khách hàng, thể hiện rằng bạn hiểu câu chuyện của họ, tại sao khách lại nghĩ như vậy. Sau đó, hãy giúp khách hàng nhận ra rằng không chỉ họ nghĩ vậy mà rất nhiều khách hàng khác cũng có chung suy nghĩ đó.

Đến đây, khách hàng chắc chắn sẽ thoải mái vì biết rằng bạn đang đứng về phí họ, họ cũng sẽ mở lòng hơn, không còn thái độ đề phòng và tiếp tục nghe bạn nói.

Bước 3 – Làm rõ vấn đề

Đôi khi điều khách hàng nói với bạn chỉ là một lý do bâng quơ để từ chối mua hàng. Thực ra, họ đang lo lắng nhiều hơn về một vấn đề khác.

Hãy làm rõ những lo lắng mà khách hàng đang gặp phải
Hãy làm rõ những lo lắng mà khách hàng đang gặp phải

Lúc này, bạn cần khéo léo đưa ra những câu hỏi để làm rõ vấn đề khách đang gặp, hiểu được những lo lắng của họ. Cuối cùng, bạn hãy cô lập vấn đề thực sự hay nguyên nhân chính khiến khách hàng còn do dự.

Bước 4 – Kỹ năng xử lý từ chối

Ở bước 3, bạn chắc chắn đã biết được lý do khách không mua hàng, từ đây bạn sẽ giải thích và đưa ra phương án giải quyết.

Có rất nhiều lý do khác nhau và mỗi lý do sẽ có những cách xử lý từ chối khác nhau, cụ thể:

Xử lý từ chối về vấn đề giá cả

Trong trường hợp nếu khách hàng không thực sự đủ khả năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì bạn nên đánh dấu lại và đừng lãng phí nhiều thời gian để tìm cách thuyết phục họ mua hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sự khéo léo và thể hiện rằng bạn vẫn cần họ trong tương lai.

Nếu khách hàng đã đủ khả năng chi trả nhưng chưa tin tưởng sản phẩm, bạn cần điều chỉnh nội dung cuộc trò chuyện, nói nhiều hơn về giá trị của sản phẩm thay vì chi phí. Bạn cũng nên đưa ra những câu hỏi tại sao giá cả lại là lý do với khách hàng để hiểu hơn về họ và có kỹ năng xử lý từ chối từ khách hàng một cách khéo léo nhất.

Thông tin hữu ích

Đừng nói về giá cả đầu tiên với khách hàng tiềm năng
Đừng nói về giá cả đầu tiên với khách hàng tiềm năng

Một lời khuyên cho bạn đó là đừng bao giờ nói đến giá cả đầu tiên khi nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Hãy giải quyết nỗi đau của khách hàng và những lợi ích họ có được.

Vấn đề từ đối thủ cạnh tranh

Nhiều nhân viên sale thường bỏ cuộc khi khách hàng nói rằng họ đang dùng một sản phẩm khác tốt hơn. Nhưng đây có thể là tín hiệu tốt, bởi họ đã hiểu về giá trị sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng như đối thủ.

Hãy tìm ra điểm yếu sản phẩm đối thủ và so sánh chúng với điểm mạnh của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu kỹ hơn mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm đối thủ. Việc khéo léo đưa ra những câu hỏi khai thác sự không hài lòng sẽ khiến họ suy nghĩ về những điều chưa thích. 

Với lý do từ chối này, bạn cần làm nổi bật giá trị độc đáo của sản phẩm, đề cập đến câu chuyện thành công của khách hàng đã dùng giải pháp của bạn sau khi dùng của đối thủ không hiệu quả. Nếu vẫn không thay đổi được hành vi, hãy đánh dấu đối tượng đó là warm-lead và lên kế hoạch chăm sóc họ.

Kỹ năng xử lý từ chối xuất phát từ vấn đề thời gian

Khi bán hàng, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những thường hợp như:

  • Anh/chị cần thêm thời gian để suy nghĩ.
  • Anh/chị chưa cần mua bây giờ, có lẽ để quý sau, tháng sau.
  • Anh/chị đang bận lắm, không có thời gian nói chuyện.
kỹ năng xử lý từ chối
Bạn cần khéo léo và nhạy bén để xử lý từ chối vấn đề liên quan đến thời gian

Nếu gặp một trong những trường hợp như trên thì bạn sẽ xử lý từ chối như thế nào để vừa bán được hàng, vừa không làm mất lòng khách hàng?

  • Nếu một khách hàng nói rằng họ cần thời gian để suy nghĩ việc mua hàng thì có thể họ chưa chắc chắn về giá trị của sản phẩm. Bạn đừng mặc kệ những suy nghĩ của khách hàng mà hãy khéo léo hỏi xem họ đang phân vân điều gì. Một phản hồi có thể giúp bạn xây dựng được mối quan hệ bền chặt với khách hàng tiềm năng, thể hiện sự tự tin vào giải pháp mà bạn đang bán.
  • Nếu khách nói họ chưa cần mua bây giờ thì có thể họ đang ngụ ý rằng cần có sự thay đổi để đầu tư và triển khai giải pháp của bạn. Hãy khéo léo tìm hiểu xem điều gì đã dẫn đến việc giảm mức độ ưu tiên của khách hàng. Ngoài ra, hãy nhắc lại nội dung của những cuộc trò chuyện trước đó, xác thực mức độ thành thật từ khách hàng.
  • Nếu khách hàng nói “chị sẽ liên hệ với em sau” thì bạn cần xác định rõ xem lời từ chối này có ý nghĩa gì. Đặt ra những câu hỏi thẳng thắn để giúp bạn có được những câu trả lời trung thực của đối tượng và biết được khách hàng có nhu cầu thật sự không để tránh mất thời gian.
  • Khi khách hàng nói rằng họ không có thời gian nói chuyện lúc này, hãy gác máy và hẹn lại với họ một lịch khác. Hãy tôn trọng thời gian của họ và để lại ấn tượng, sự thiện cảm trong mắt khách hàng. Với những khách hàng từ chối bạn quá nhiều lần, có thể họ không thực sự nghiêm túc với sản phẩm, dịch vụ của bạn nên đừng tốn kém, lãng phí thời gian.

Kỹ năng từ chối xuất phát từ sự tin tưởng

Những từ chối đến từ vấn đề lòng tin thường là những hoài nghi về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một khách hàng tiềm năng từ chối bạn vì lý do tin tưởng có nghĩa là họ đang muốn có thêm thông tin, đảm bảo rằng sản phẩm sẽ phù hợp. Hãy giải thích với khách hàng những lợi ích mà sản phẩm đem lại cùng sự phù hợp của nó với khách hàng.

Cách duy nhất để vượt qua sự phản đối liên quan đến vấn đề tin tưởng là cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn có thể mang đến kết quả thực sự cho họ. Bạn cũng có thể lấy ví dụ từ những câu chuyện thành công của khách hàng đến củng cố niềm tin cho đối phương.

kỹ năng xử lý từ chối
Hãy cho khách hàng thấy được giá trị sản phẩm của bạn

Lý do liên quan đến vấn đề thẩm quyền

Một trường hợp phổ biến khác khi bán hàng là sau khi dành thời gian, tìm đủ các thuyết phục, tìm kiếm khách hàng thì họ từ chối với lý do không có quyền quyết định mua hàng. Cách xử lý tốt nhất là bạn xin thông tin liên hệ của những người quyết định và chuyển hướng nói chuyện.

Đây là cách làm đòi hỏi sự khéo léo và chân thành, nếu không khách hàng sẽ cảm thấy mình đang bị làm phiền và không muốn nói chuyện với bạn.

Khách hàng không cảm thấy giá trị sản phẩm của bạn

Mọi kịch bản bán hàng đều không có ý nghĩa nếu khách hàng không thấy những giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Lúc này, bạn cần xem xét lại tại sao khách hàng lại không có nhu cầu về sản phẩm, liệu bạn có đang tiếp cận nhầm đối tượng hay không?

Điều quan trọng là bạn cần khiến khách hàng coi sản phẩm của bạn là một sự ưu tiên. Khi nhu cầu của khách hàng chuyển sang “phải sở hữu” thay vì “sẽ tốt khi sở hữu” thì mức độ ưu tiên cũng thay đổi. Do vậy, hãy giúp họ hiểu lợi ích của sản phẩm đối với những khó khăn của họ, đặc biệt là vào đúng thời điểm.

Một khi bạn biết được họ gặp khó khăn ở đâu, hãy vẽ bức tranh làm cầu nối để giữ vấn để của khách hàng vùng sản phẩm của bạn. Hãy đi sâu vào kết quả của việc dùng sản phẩm, dịch vụ của bạn và những giải pháp của bạn sẽ giúp giải quyết những khó khăn, vấn đề phía khách hàng.

Bước 5 – Kết thúc

Kết thúc bán hàng là bước cuối cùng, không kém phần quan trọng. Sau khi xử lý từ chối xong, hãy đi luôn và câu kết thúc quá trình mua hàng, cảm ơn khách hàng và tỏ mong muốn sẽ được phục vụ họ lần tới.

Tìm hiểu thêm

Kết thúc bán hàng là bước cuối cùng, không kém phần quan trọng
Kết thúc bán hàng là bước cuối cùng, không kém phần quan trọng

Trên đây là một số kỹ năng xử lý từ chối khi bán hàng ai cũng cần biết để có thể kinh doanh thuận lợi, dễ dàng. Nhìn chung, bán hàng đòi hỏi bạn phải khéo léo và nhạy bén để có thể xử lý mọi tình huống. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các kịch bản bán hàng để có thể xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình bán hàng với khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kinh Doanh Mỹ Phẩm Online Lấy Hàng Ở Đâu - Top 7+ Địa Chỉ Uy Tín

Kinh Doanh Mỹ Phẩm Online Lấy Hàng Ở Đâu – Top 7+ Địa Chỉ Uy Tín

Kinh doanh mỹ phẩm online đang được rất nhiều người lựa chọn bởi hình thức này dễ thực hiện, thu lời nhanh. Những người mới…
Gợi Ý Thiết Kế Mô Hình Quầy Thuốc Tây Đẹp, Hợp Lý Và Hiệu Quả

Gợi Ý Thiết Kế Mô Hình Quầy Thuốc Tây Đẹp, Hợp Lý Và Hiệu Quả

Việc thiết kế mô hình quầy thuốc Tây đẹp, khoa học sẽ thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng doanh thu. Chủ nhà thuốc…
sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Hướng Dẫn Xây Dựng Sơ Đồ Nhà Thuốc Đạt Chuẩn GPP

Một trong những tiêu chí mà mỗi dược sĩ khi kinh doanh nhà thuốc cần thực hiện là xây dựng sơ đồ nhà thuốc đạt…
Chiến Lược Kinh Doanh Phòng Khám Mang Đến Hiệu Quả Tức Thì

Chiến Lược Kinh Doanh Phòng Khám Mang Đến Hiệu Quả Tức Thì

Kinh doanh phòng khám đang là xu hướng hiện nay bởi ai cũng có nhu cầu khám chữa bệnh. Một chiến lược kinh doanh hợp…
Quy Trình Mở Nhà Thuốc Cho Người Mới Chi Tiết và Đầy Đủ Nhất

Quy Trình Mở Nhà Thuốc Cho Người Mới Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất

Việc mở nhà thuốc Tây là mơ ước của rất nhiều dược sĩ/bác sĩ tương lai sau khi đã trang bị đầy đủ kiến thức,…
Gợi Ý 14 Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Trong Thời Đại Số

Gợi Ý 14 Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Trong Thời Đại Số

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng khi kinh doanh, bán hàng. Tuy nhiên không phải cũng biết cách để thu…