Quy Trình Bán Hàng 8+2 Cực Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Quy trình bán hàng 8+2 không còn xa lạ với những ai làm kinh doanh. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực tế việc áp dụng khá đơn giản, nếu như thực hiện đúng bạn có thể lôi kéo được rất nhiều khách hàng, gia tăng doanh số bán hàng. Hãy cùng theo dõi chi tiết về hình thức bán hàng này trong bài viết sau đây.

8 bước đầu trong quy trình bán hàng 8+2

Quy trình bán hàng 8+2 đối với một số người có thể vẫn còn xa lạ nhưng nó thực sự là giải pháp hoàn hảo để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Gần đây các doanh nghiệp ở Việt Nam đang ngày càng áp dụng nhiều quy trình này vào kinh doanh. 

Quy trình bán hàng 8+2 được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp
Quy trình bán hàng 8+2 được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp

Để quy trình bán hàng 8+2 thành công, trước tiên bạn cần thực hiện 8 bước dưới đây.

Bước 1: Tạo lập sẵn danh sách khách hàng

Tìm kiếm được khách hàng tiềm năng là điều quan trọng nhất khi bán hàng. Ở thời đại hiện nay, bạn không nên dùng những data được rao bán trên mạng. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những khách hàng mà họ tự nguyện cho bạn tiếp cận. Vậy nên trước khi lên danh sách, bạn cần lên kế hoạch cụ thể, thấu hiểu khách hàng.

  • Tìm qua báo chí: Báo chí là kênh có sức lan tỏa mạnh mẽ, hãy tìm tại đây những thông tin của những khách hàng tiềm năng và gửi cho họ lời chúc mừng kèm thông tin về thương hiệu, sản phẩm.
  • Tìm tại hội chợ: Hội chợ, triển lãm là nơi bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hiểu được rõ hơn về nhu cầu của họ và đưa ra chiến lược tiếp thị hợp lý nhất.
  • Tận dụng quan hệ cá nhân: Những mối quan hệ cá nhân có thể mang đến cho bạn những khách hàng chất lượng. Hãy giới thiệu đến họ về sản phẩm, dịch vụ của công ty và để họ dùng thử.
  • Nghiên cứu khách hàng từ đối thủ: Đối thủ cũng là một kênh mà bạn có thể khai thác được thông tin của khách hàng và áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Từ đó, bạn sẽ có một con đường đi phù hợp, hiệu quả.
  • Quảng cáo online: Đây là cách được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể quảng cáo qua mạng xã hội, Google để thu hút được những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Khi đã tìm kiếm khách hàng, tạo lập được một danh sách khách hàng cụ thể thì bạn có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện những giải pháp để khiến họ mua hàng.

Bước 2: Gặp gỡ khách hàng

Bước tiếp theo trong quy trình bán hàng 8+2 là thực hiện gặp gỡ khách hàng. Khi khách hàng đã đồng ý gặp bạn thì có nghĩa là họ đã hứng thú với sản phẩm, dịch vụ và muốn tìm hiểu sâu hơn về những sản phẩm này. Vậy nên khi gặp gỡ khách hàng bạn cần chuẩn bị thật tốt về kiến thức cũng như tâm lý.

Xem thêm

Gặp gỡ khách hàng là cơ hội tốt giúp bạn có thể bán được sản phẩm
Gặp gỡ khách hàng là cơ hội tốt giúp bạn có thể bán được sản phẩm
  • Bạn cần hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể đưa ra sự tư vấn chính xác, phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần là khách hàng sẽ có những phản hồi không tốt, những lời phê bình từ khách hàng.
  • Đưa ra những câu hỏi cụ thể với khách hàng, họ đang gặp vấn để gì, những sản phẩm, dịch vụ của công ty như thế nào….
  • Lắng nghe khách hàng, không nên làm họ gián đoạn. Bạn nên hạn chế làm việc riêng, nghe điện thoại hay check email,… những việc này sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình không được trân trọng và bạn có thể mất họ.

Bước 3: Xây dựng mối quan hệ tin cậy, bền vững với khách hàng

Một doanh nghiệp muốn phát triển và bán được nhiều hàng thì cần xây dựng được mối quan hệ tin cậy với khách hàng. Đó chính là lý do mà quy trình bán hàng 8+2 không thể thiếu bước này.

  • Nhân viên kinh doanh cần xây dựng sự tin tưởng với khách hàng tiềm năng, khách hàng bằng cách:
  • Quan tâm đến công việc của khách hàng, thường xuyên hỏi thăm và đưa ra một số gợi ý cho họ.
  • Duy trì liên lạc nhưng không phải lúc nào cũng cố bán hàng.
  • Cung cấp đến khách hàng những thông tin, sản phẩm hữu ích.

Thực tế để duy trì quan hệ với khách hàng không phải việc đơn giản. Tuy nhiên khi bạn tập trung vào nhu cầu của họ thay vì nhu cầu cá nhân thì mối quan hệ này sẽ có cơ hội phát triển.

Bước 4: Xác định nhu cầu

Nhu cầu của khách hàng chính là mong muốn của họ về một điều gì đó, xuất phát từ tâm lý con người. Trong kinh doanh, đa phần người bán chỉ cố gắng tập trung làm sao để bán được càng nhiều hàng càng tốt. Trong khi đó, khách hàng chỉ chú trọng đến liệu vấn đề của họ có được giải quyết không mà không quan tâm đến tính năng. Điều này khiến nhân viên kinh doanh và người mua không tìm được tiếng nói chung.

Hiện nay có 2 nhu cầu phổ biến nhất đối với mỗi khách hàng đó là:

  • Nhu cầu sản phẩm: Bao gồm những đặc tính cơ bản đi kèm với 1 sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng khách hàng, nó gồm giá cả, chức năng, thiết kế,…
  • Nhu cầu dịch vụ: Là những nhu cầu về thông tin, khả năng thấu hiểu, tiếp cận, đồng cảm và cả sự tận tâm,…

Đừng bỏ lỡ

Một bước quan trọng trong quy trình bán hàng 8+2 là xác định nhu cầu khách hàng
Một bước quan trọng trong quy trình bán hàng 8+2 là xác định nhu cầu khách hàng

Xuất phát từ những nhu cầu ấy mà trong kinh doanh, khách hàng sẽ có thể phát sinh những nhu cầu khác. Doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, đáp ứng những mong muốn đó để làm khách hàng hài lòng hơn.

Bước 5: Chuyển tính năng của sản phẩm thành lợi ích

Để giúp việc bán hàng thành công, chăm sóc khách hàng hiệu quả thì bạn cần chuyển tính năng của sản phẩm thành lợi ích khách hàng nhận được. Đây là việc cần có kế hoạch làm việc nghiêm túc và đòi hỏi sự sáng tạo.

Khách hàng khi mua hàng họ chỉ quan tâm đến những lợi ích mà mình nhận được khi sử dụng sản phẩm đó. Vậy nên nhân viên kinh doanh cần khéo léo giới thiệu sản phẩm bằng cách từ những tính năng chuyển nó thành lợi ích. Bạn hãy tham khảo nhiều từ chuyên gia và thực hành nhiều hơn để có thể trở thành “master” khi bán hàng.

Bước 6: Chốt đơn bán hàng

Bạn đừng nghĩ chốt đơn bán hàng đơn giản, bởi tùy theo thời điểm, ngành nghề kinh doanh mà việc tư vấn chốt đơn cũng sẽ khác nhau.

Một số kỹ thuật mà bạn cần có để chốt đơn thành công gồm:

  • Thấu hiểu khách hàng: Tìm hiểu kỹ về đối tượng của mình, điều gì làm họ vui vẻ, lo lắng, họ có hay mua sắm không….
  • Thỏa thuận để khách không từ chối: Nếu họ chú ý đến giá thì hãy nói về sản phẩm tốt như thế nào. Nếu họ quan tâm chất lượng thì cần thể hiện sự khác biệt, có ưu điểm vượt trội với đối thủ. Họ lo lắng thì hãy đưa ra nhiều sự cam kết.
  • Đúng người, đúng thời điểm: Việc đúng người mua, người bán rất quan trọng nên hãy kiên trì, làm bạn với khách hàng ngay cả khi không bán được hàng.
  • Tấn công phủ định của khách hàng: Khách hàng luôn có sự nghi ngờ và phòng thủ vậy nên bạn có thể tấn công vào các phòng thủ này. Hãy đưa ra thông tin về lợi ích, giá cả, sự kích thích, sự cam kết,… để họ yên tâm và có ít lý do từ chối.

Bước 7: Xử lý từ chối

Bước tiếp theo trong quy trình bán hàng 8+2 là kỹ năng xử lý từ chối. Khách hàng từ chối mua hàng là điều bình thường, lúc này bạn cần lắng nghe họ đúng nghĩa, vượt qua rào cản tâm lý cá nhân, tập trung vào khách hàng để hiểu hơn về họ.

Đừng bỏ qua

Kỹ năng xử lý từ chối cũng rất quan trọng khi bán hàng
Kỹ năng xử lý từ chối cũng rất quan trọng khi bán hàng

Ngoài ra, bạn cũng đồng cảm với họ, nói với khách hàng rằng bạn hiểu câu chuyện và giúp khách nhận ra có nhiều khách hàng cũng có suy nghĩ như vậy. Ngoài ra, hãy đưa ra nhiều lợi ích của sản phẩm với khách hàng. Khách hàng sẽ quan tâm đến lợi ích nên khi lắng nghe có thể họ sẽ có những suy nghĩ khác.

Hãy luôn giữ liên lạc và chăm sóc khách hàng thường xuyên, đừng vì họ không mua hàng mà bỏ quên.

Bước 8: Follow sau bán

Chăm sóc khách hàng sau bán hay hậu mãi giúp đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Việc chỉ nói lời cảm ơn chưa bao giờ là đủ mà cần có mối quan hệ bền chặt để thành công. Xây dựng một dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán sẽ giúp giải đáp những thắc mắc từ khách hàng, giúp họ vui vẻ và hài lòng hơn. Nhờ vậy, khách hàng sẽ có xu hướng trở lại mua hàng, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của bạn tới mọi người.

Nói cách khác, khi bạn càng làm cho khách hàng hài lòng thì  bạn sẽ càng nhận được nhiều lợi ích. Họ có thể trở thành đại sứ thương hiệu, nhận xét tích cực về sản phẩm và đưa ra cho bạn những lời khuyên để sản phẩm tốt hơn.

2 bước cuối trong quy trình bán hàng 8+2

Nhiều người nghĩ rằng quy trình bán hàng của doanh nghiệp sẽ dừng lại ở 8 bước kể trên. Tuy nhiên thực tế cho thấy khi bạn chú trọng thêm 2 bước cuối sau đây thì việc kinh doanh sẽ hoàn thiện hơn. Nó cũng chính là yếu tố giúp khách hàng hài lòng, doanh nghiệp đánh giá được tình hình kinh doanh, hiệu quả của quy trình bán hàng.

Xác thực và kiểm tra

Xác thực và kiểm tra ở đây nghĩa là gì và thực hiện như thế nào? Theo các chuyên gia, sau khi thực hiện xong mỗi bước, người thực hiện cần phải dừng lại và đánh giá xem nó đã hợp lý chưa, kết quả có tốt không. Nếu như nó thực sự khả dụng, đạt được những mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp có thể tiếp tục những bước tiếp theo trong quy trình bán hàng 8+2.

Thực tế cho thấy, không phải lúc nào các bước thực hiện đều diễn ra thuận lợi, chắc chắn sẽ có những lỗi nhỏ, những sai sót hoặc những điều không hợp với thị trường. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi, điều chỉnh sao cho phù hợp. Ngoài ra, tùy theo từng mục đích kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn cũng cần cân nhắc và tinh chỉnh quy trình bán hàng sao cho phù hợp nhất.

Xin lời giới thiệu từ phía khách hàng

Để khách hàng giới thiệu với bạn bè, người thân về sản phẩm của công ty không phải đơn giản nếu như họ không thực hài lòng về sản phẩm của bạn. Nếu như họ đồng ý giới thiệu chứng tỏ họ hài lòng về sản phẩm dịch vụ và đây chính là cơ hội tốt để gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Có thể bạn cũng thích

Sau mỗi bước của quy trình bán hàng 8+2 bạn cần thảo luận và đánh giá lại
Sau mỗi bước của quy trình bán hàng 8+2 bạn cần thảo luận và đánh giá lại

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể nhận được khách hàng mới từ chính khách hàng cũ, cụ thể như sau:

  • Vượt qua e ngại: Bạn hãy vượt qua e ngại, mạnh dạn đề nghị khách. Nếu như bạn đề nghị, bạn có 30% cơ hội nhận được khách hàng mới, còn nếu không bạn sẽ có 0% tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Đề nghị cụ thể: Nếu như bạn chỉ nói chung chung ví dụ như: Bạn biết ai có nhu cầu sử dụng thì giới thiệu em nhé thì rất khó biết được “ai đó” là ai. Bạn hãy cụ thể hơn về sản phẩm muốn bán, nói rõ với khách hàng rằng bạn đang cần bán thêm sản phẩm, hứa sẽ phục vụ tận tâm….
  • Đúng thời điểm: Đừng xin giới thiệu ngay lần gặp đầu tiên. Hãy đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại, quan tâm nhiều đến họ cho đến khi họ hài lòng. Chỉ khi mọi việc diễn ra suôn sẻ, uy tín cá nhân cũng được khẳng định thì bạn mới nên đưa ra lời đề nghị giới thiệu.
  • Dành tặng quà tặng: Thi thoảng bạn cũng nên có những món quà bất ngờ dành cho những khách hàng đã nhiệt tình giúp mình để giúp họ thường xuyên nhớ đến bạn.
  • Có mục tiêu: Đừng làm theo kiểu “được bao nhiêu hay bấy nhiêu”. Bạn cần lập mục tiêu và thực hiện kế hoạch đã đề ra. Bạn cần xác định mình cần đạt bao nhiêu data, nguồn từ những khách hàng nào,…

Một số sai lầm khi xây dựng quy trình bán hàng 8+2

Việc xây dựng quy trình bán hàng 8+2 đôi khi sẽ mắc phải một số sai lầm, dù là nhân viên kinh doanh mới hay những người đã có kinh nghiệm.

  • Không thực hiện đầy đủ các bước nêu trên

Các bước trong quy trình đều rất quan trọng và không thể thiếu nếu muốn có một kế hoạch bán hàng thành công. Nếu như bạn chỉ tập trung một bước nào đó mà không chú trọng đến các bước khác thì quy trình sẽ không hoàn thiện, việc kinh doanh cũng gặp nhiều vấn đề.

Đặc biệt, nhiều người thường bỏ qua 2 bước cuối của quy trình và nghĩ rằng “có cũng được, không có cũng chẳng sao”. Tuy nhiên 2 bước cuối chính là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của kế hoạch, đồng thời tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Bài đọc thêm

Có rất nhiều sai lầm khiến quy trình bán hàng thất bại
Có rất nhiều sai lầm khiến quy trình bán hàng thất bại
  • Không xác định hành động

Rất nhiều doanh nghiệp, cửa hàng không xác định được rõ hành động bán hàng là gì. Điều này sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong lộ trình bán hàng, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Vậy nên ngay khi đưa sản phẩm ra thị trường, bạn cần xác định rõ đối tượng, mục tiêu, phương thức bán hàng để không ảnh hưởng đến quy trình bán hàng cũng như những kế hoạch đã đưa ra.

  • Không hoàn thiện quy trình sau thực hiện

Lỗi này thường gặp nhất tại các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau khi thực hiện, cần tổng kết lại những gì đã làm được và chưa làm được để hoàn thiện cho quy trình và kế hoạch bán hàng trong năm tiếp theo tốt hơn.

Nhân viên kinh doanh cần chú ý để chốt được đơn hàng thì cần thực hiện rõ ràng các bước, tránh gây nhiều sai sót, bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng.

Trên đây là chi tiết quy trình bán hàng 8+2 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có thể nói, việc nên được một kế hoạch bán  hàng chi tiết, khoa học và phù hợp là chìa khóa vô cùng quan trọng để công ty có thể phát triển hơn. Bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố giúp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường cho các công ty và tổ chức.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kinh Doanh Spa Thư Giãn Và Những Điều Cần Biết Để Thành Công

Kinh Doanh Spa Thư Giãn Và Những Điều Cần Biết Để Thành Công

Những năm gần đây, mô hình kinh doanh spa kết hợp chăm sóc sức khỏe đang được yêu thích và thu hút sự quan tâm…
12 Ý Tưởng Kinh Doanh Spa Ăn Khách Nhất, Lợi Nhuận Cao

12 Ý Tưởng Kinh Doanh Spa Ăn Khách Nhất, Lợi Nhuận Cao

Kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ làm đẹp đang được nhiều người lựa chọn do nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp đang…
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Phần Mềm Quizizz Cho Giáo Viên Và Học Sinh

Cách Sử Dụng Phần Mềm Quizizz Cho Giáo Viên Và Học Sinh Chi Tiết

Quizizz là phần mềm hỗ trợ tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học…

Hướng Dẫn Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Spa Chi Tiết Từ A Đến Z

Việc xác định kế hoạch kinh doanh spa là một trong những công việc đầu tiên bạn cần làm khi có ý định tự mở…
Các Bước Kinh Doanh Spa Nhỏ Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Các Bước Kinh Doanh Spa Nhỏ Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Kinh doanh dịch vụ spa đang là xu hướng rất hot hiện tại vì mang đến lợi nhuận cao và có tiềm năng để phát…
Lợi Nhuận Từ Kinh Doanh Spa Là Bao Nhiêu? Cách Kinh Doanh Có Lãi

Lợi Nhuận Từ Kinh Doanh Spa Là Bao Nhiêu? Cách Kinh Doanh Có Lãi

Hiện nay khi mà dịch vụ làm đẹp ngày càng phát triển với tập khách hàng lớn thuộc mọi lứa tuổi khác nhau, nhiều người…