Hướng Dẫn Xây Dựng Sơ Đồ Nhà Thuốc Đạt Chuẩn GPP
Một trong những tiêu chí mà mỗi dược sĩ khi kinh doanh nhà thuốc cần thực hiện là xây dựng sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Lý do cần xây dựng nhà thuốc theo sơ đồ này là gì và cần lưu ý những gì trong quá trình xây dựng là điều mà nhiều dược sĩ vẫn băn khoăn. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể và chi tiết.
Mục Lục Nội Dung
Tầm quan trọng của sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Khi kinh doanh nhà thuốc, điều quan trọng nhất là cần thực hiện đạt chuẩn GPP, hay có thể gọi là thực hành tốt nhà thuốc. Trong 5 tiêu chuẩn GPs – Tiêu chuẩn Thực hành hành tốt thì GPP là tiêu chuẩn thứ 5, 4 tiêu chuẩn còn lại là: GMP (sản xuất), GLP (kiểm tra chất lượng), GSP (tồn trữ bảo quản), GDP (lưu thông phân phối). Tiêu chuẩn thứ 5 – GPP chính là phân phối thuốc đến tận tay người bệnh.
Theo quy định, các nhà thuốc khi kinh doanh đều phải xây dựng dựa theo sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP nhằm đặt lợi ích và sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu. Nhờ có quy định này, tất cả các vấn đề liên quan đến thuốc hay việc kinh doanh nhà thuốc đều phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Kiểm soát chặt chẽ từ cơ sở vật chất, chất lượng nhân sự bán thuốc, tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thuốc được kinh doanh tại cửa hàng…
Xem thêm
- Quy Trình Bán Thuốc Theo Đơn – Kiến Thức Dược Sĩ Nên Biết
Một nhà thuốc uy tín, đạt chuẩn chất lượng là nhà thuốc thực hiện đúng sơ đồ đạt chuẩn GPP mà Bộ Y tế đã quy định. Điều này cực kỳ cần thiết với một ngành kinh doanh liên quan trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi tính chính xác cao. Hơn nữa, khi xây dựng theo sơ đồ đạt chuẩn, nhà thuốc cũng sẽ nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng giúp việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Những lưu ý cần thiết khi xây dựng nhà thuốc theo sơ đồ GPP
Để xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn theo sơ đồ tiêu chuẩn GPP, trong cách bố trí nhà thuốc cũng cần lưu ý tới sự sắp xếp cơ sở vật chất. Dưới đây là một số điều cần thiết trong sắp xếp sơ đồ nhà thuốc:
- Mỗi nhà thuốc cần có diện tích tối thiểu phải là 10m2.
- Lựa chọn địa hình ở nơi khô ráo, thoáng mát và luôn đảm bảo thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C cùng độ ẩm không vượt quá 75%. Chủ kinh doanh phải bố trí hợp lý sao cho thuốc được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm tốt nhất.
- Khi xây dựng nhà thuốc theo sơ đồ tiêu chuẩn GPP, việc bố trí và sắp xếp các loại thuốc, nhóm thuốc cũng phải theo tiêu chuẩn GMP. Chủ kinh doanh cần phân loại các nhóm thuốc trưng bày, khu vực bảo quản thuốc và nhóm mỹ phẩm riêng.
- Hàng hóa khi sắp xếp lên kệ cần đảm bảo tiêu chí dễ nhìn thấy, dễ lấy ra và dễ dàng kiểm tra. Điều này không chỉ phục vụ nhân viên bán hàng phục vụ khách nhanh chóng nhất, tránh nhầm lẫn mà còn phục vụ cơ quan chức năng kiểm tra thuận tiện.
- Việc phân nhóm các loại thuốc trong cửa hàng cần thực hiện theo quy định riêng của ngành Dược. Đặc biệt, với những thuốc độc, thuốc đang chờ xử lý… phải được bảo quản riêng tách biệt với các loại thuốc khác. Nên cho vào tủ riêng, khóa lại cẩn thận và có tem mác cảnh báo để các nhân viên mới dễ nhìn thấy.
Sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP được cập nhật mới nhất hiện nay
Với mỗi dược sĩ khi chuẩn bị kinh doanh nhà thuốc đều cần tham khảo kỹ sơ đồ nhà thuốc để đảm bảo xây dựng đạt tiêu chuẩn GPP theo quy định của Bộ Y tế ban hành. Để có cái nhìn tổng quát nhất, bạn đọc có thể theo dõi sơ đồ nhà thuốc mà Weuphealth đưa ra.
Thông tin hữu ích
- Chia Sẻ Kinh Nghiệm Kinh Doanh Nhà Thuốc Online Hiệu Quả Nhất
Tùy vào quy mô diện tích và địa hình của từng nhà thuốc mà sự bố trí này có thể linh hoạt thay đổi. Tuy nhiên, một số tiêu chí mà các nhà thuốc thường đưa lên đầu khi bố trí cửa hàng theo sơ đồ GPP như:
- Khi sắp xếp thuốc trong cửa hàng, cần ưu tiên khu vực thuốc kê đơn được bố trí ở nơi dễ lấy, thuận tiện nhất nhằm phục vụ nhanh chóng cho người bệnh đến mua thuốc theo đơn.
- Các nhóm thuốc cơ bản như nhỏ mắt, thuốc OTC hay thuốc độn ngoài… cần được sắp xếp ở vị trí ưu tiên, dễ nhìn thấy.
- Các tủ thuốc ưu tiên được bố trí gần quầy ra thuốc bán lẻ để dược sĩ dễ dàng soạn thuốc cho khách.
- Các khu vực thuốc không thuộc nhóm ưu tiên như dụng cụ y tế, thuốc Đông y, thực phẩm hỗ trợ chức năng… sẽ được bố trí ở những khu vực xung quanh.
- Cuối cùng là bố trí khu vực nhà vệ sinh, bàn tư vấn cho khách, khu chờ lấy thuốc… ở vị trí phù hợp với địa hình, quy mô nhà thuốc.
Nguyên tắc sắp xếp thuốc đạt chuẩn theo sơ đồ
Mỗi nhà thuốc khi xây dựng lại có những đặc trưng khác nhau về địa hình, quy mô, chi phí đầu tư nhưng việc bố trí và phân loại các nhóm thuốc được quy định sẵn và các cửa hàng cần thực hiện theo. Một số nguyên tắc cơ bản, chủ quầy thuốc cần biết khi xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP như:
- Phân loại từng nhóm thuốc riêng lẻ và có khu vực bảo quản thuốc tại nhà thuốc riêng. Cần chú thích cho từng mục để giúp nhân viên nhà thuốc kiểm soát tốt hơn khi tư vấn cho khách. Cụ thể, nhóm thuốc độc, thực phẩm chức năng, thuốc biệt dược, mỹ phẩm, dụng cụ y tế…
- Bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện của từng loại. Với những loại thuốc có mùi, thuốc điều trị, vac-xin… yêu cầu phương pháp bảo quản riêng để tránh bay hơi. Theo đó, cần điều kiện đặc biệt như bảo quản lạnh, bảo quản ở trong tủ kín… Thuốc hạ sốt, thuốc ho, cảm cúm, tiêu chảy hay các loại thuốc thông thường khác đòi hỏi bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.
- Quy định chuyên môn đối với ngành Dược yêu cầu sắp xếp thuốc theo quy định riêng. Vì vậy, khi bố trí nhà thuốc cũng cần tuân thủ nguyên tắc này. Điều này không chỉ hỗ trợ dược sĩ kiểm soát tốt các nhóm thuốc trong cửa hàng mà còn giúp nhân viên dễ tìm thấy thuốc khi tư vấn cho khách.
- Sản phẩm khi sắp xếp lên kệ cần bố trí sao cho nhân viên dễ nhìn thấy, dễ lấy và có thể kiểm tra dễ dàng số lượng tồn, hạn dùng của từng sản phẩm thuốc, các thương hiệu cửa hàng đang có…
- Cần đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc FIFO, FEFO về chất lượng của sản phẩm thuốc. Ưu tiên bày mặt hàng nhập trước, có hạn sử dụng ngắn ở phía ngoài, sản phẩm có hạn sử dụng dài hơn ở phía trong. Thuốc được bán lẻ nên bán hết hộp đã mở rồi mới bán tới hộp mới để tránh nhầm lẫn, hàng quá hạn. Các sản phẩm chai lọ không đặt chồng chéo, hàng nặng tủ dưới, hàng nhẹ tủ trên.
- Dù là sắp xếp thuốc trong quầy nhưng cũng cần sử dụng tới văn phòng phẩm, giấy tờ ghi chép, tài liệu… các tư trang này không được phép để trong tủ thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- Cách Đọc Tên Thuốc Tây Đúng, Chính Xác Và Chuẩn Y Khoa
WeUp ERP For Healthcare – Phần mềm quản lý nhà thuốc chuẩn GPP Bộ Y Tế
Trong thời đại công nghệ số 4.0, để xây dựng hệ thống nhà thuốc đạt chuẩn GPP không thể bỏ qua vai trò quan trọng của việc sử dụng phần mềm quản lý hỗ trợ. Trong đó, phần mềm quản lý nhà thuốc WeUp ERP For Healthcare hiện đang được nhiều nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc lựa chọn sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh.
Phần mềm quản lý nhà thuốc WeUp ERP For Healthcare sở hữu nhiều tính năng ưu việt cần cho việc quản lý nhà thuốc chuẩn GPP như:
Đồng bộ cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia
Đồng bộ cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia là một trong những yêu cầu bắt buộc của một nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Trong đó, WeUp Group là một trong số những đơn vị cung cấp phần mềm đã chính thức được kết nối và chuyển dữ liệu thành công vào hệ thống cơ sở dữ liệu Dược Quốc Gia. Nhờ vậy, các nhà thuốc
Đáp ứng tiêu chuẩn Bộ Y Tế ban hành
Phần mềm quản lý nhà thuốc WeUp ERP For Healthcare đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Bộ Y Tế như: Quyết định 540 về ban hành “Chuẩn dữ liệu đầu ra phần mềm ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc” ; Quyết định 777 về ban hành “Chuẩn kết nối dữ liệu phần mềm ứng dụng CNTT kết nối liên thông cơ sở bán lẻ thuốc”.
Báo cáo dễ dàng với cục Quản lý Dược Quốc gia
Phần mềm hỗ trợ nhà thuốc thực hiện báo cáo dễ dàng với cục Quản lý Dược Quốc gia bằng cách cho phép nhà thuốc tùy chọn đồng bộ dữ liệu thuốc, đơn bán, đơn nhập lên hệ thống Cổng Dược Quốc Gia. Nhờ đó, giúp tiết kiệm thời gian thực hiện hoạt động báo cáo định kỳ nhờ khả năng liên thông trực tiếp dữ liệu từ phần mềm khi có các giao dịch nhập – xuất kho hay tạo đơn. Đồng thời, phần mềm cũng cho phép kiểm tra dễ dàng toàn bộ dữ liệu chứng từ sau khi thực hiện liên thông và cập nhật thành công lên Cổng Dược Quốc Gia.
Quản lý bán hàng nhanh chóng
WeUp ERP For Healthcare cho phép tích hợp đầy đủ các tùy chọn bán thuốc theo đơn, bán theo đơn mẫu tạo sẵn. Nhờ đó, các nhà thuốc có thể tạo các đơn mẫu giúp kê đơn nhanh chóng cho khách hàng. Đồng thời phần mềm cũng cho phép kết nối trực tiếp với các sản phẩm hỗ trợ bán hàng khác như: máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,…giúp thực hiện bán hàng nhanh chóng và chính xác.
Quản lý hàng hóa dược phẩm theo lô, hạn sử dụng
Phần mềm giúp quản lý hiệu quả danh mục hàng hóa trong kho dược, quản lý và theo dõi minh bạch mọi thông tin hàng hóa dược phẩm từ: tên sản phẩm, hạn sử dụng, dược tính, lô nhập, vị trí,… Đồng thời với hệ thống cảnh báo kho dược thông minh, WeUp ERP For Healthcare giúp nhà thuốc theo dõi kịp thời dược phẩm nào đang thiếu, dược phẩm nào cận date. Nhờ vậy nhà thuốc có kế hoạch điều chỉnh nhanh chóng và lên kế hoạch nhập hàng.
Quản lý thu chi dòng tiền minh bạch, chính xác
Phần mềm quản lý nhà thuốc WeUp ERP For Healthcare lưu trữ thông minh toàn bộ các hóa đơn bán hàng, thu chi công nợ trên một hệ thống duy nhất. Nhờ đó, nhà thuốc có thể kiểm soát chính xác mức thu chi, quản lý công nợ khách hàng – nhà cung cấp rõ ràng nhằm đảm bảo doanh thu cuối tháng không bị chênh lệch và sai sót.
Tham khảo chi tiết: WeUp ERP For Healthcare – Phần mềm quản lý nhà thuốc chuẩn GPP Bộ Y Tế
Hy vọng, với sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP như chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức khi quyết định kinh doanh nhà thuốc. Việc sắp xếp quầy thuốc theo sơ đồ đạt chuẩn không chỉ làm đúng quy định của Bộ Y tế ban hành mà còn mang đến sự tiện lợi, dễ dàng trong quá trình bán hàng. Đây là những thông tin mà chủ cửa hàng thuốc cần đặc biệt chú ý để đảm bảo điều kiện bảo quản và sắp xếp thuốc hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!